SẠM DA LÀ BỆNH GÌ?
Sống trong một môi trường luôn phải tiếp xúc với ánh nắng và khói bụi, nhiều chị em phụ nữ không thể tránh khỏi những vấn đề khó chịu về da. Một trong số đó, sạm da là nỗi lo lắng của phái nữ vì những mảng màu không đồng đều xuất hiện trên gương mặt mình, khiến nhiều người mất đi sự tự tin vốn có.
Vậy da sạm đen là bệnh gì?
Da sạm đen là bệnh gì?
Sạm da (melasma) là một tình trạng bệnh lý, mà trong đó vùng da trở nên sậm màu hơn các vùng da xung quanh. Các bác sĩ gọi đó là chứng tăng sắc tố. Nó thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là trán, ở má và môi trên. Những mảng màu tối có thể xuất hiện ở cả hai bên khuôn mặt ở mức độ có thể nhìn thấy được. Các mảng da sạm màu có thể là bất kỳ màu nào, từ nâu đến nâu đậm. Hiếm khi những mảng tối này có thể xuất hiện trên các vùng khác của cơ thể có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Sạm da xuất hiện thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, và có liên quan đến sự thay đổi hóc môn. Đó là lý do tại sao các vẩy đen thường xuyên phát triển trong thời kỳ mang thai, hoặc nếu đang dùng liệu pháp thay thế hoóc môn (HRT) hoặc thuốc ngừa thai. Sạm da trong thời kỳ mang thai khá phổ biến. Đôi khi nó được gọi là "chứng sạm da thai nghén" hay "nám da". Và các đốm tối này thường kéo dài cho đến khi kết thúc thời kỳ mang thai.
Sạm da thường gặp nhiều ở phụ nữ
Vì sao da lại bị sạm?
Yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh sạm da là do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sử dụng thuốc làm cho da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời (quang nhạy) có thể làm tăng nguy cơ phát triển sạm da. Chúng có thể bao gồm một số mỹ phẩm và thuốc dùng để điều trị các vấn đề về buồng trứng hoặc tuyến giáp. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là một biện pháp cần thiết để điều trị nám sạm. Ví dụ, phụ nữ đang mang thai hoặc dùng thuốc hormone cần tránh ánh nắng mặt trời thì sẽ có ít khả năng phát triển sạm da hơn những người dành nhiều thời gian dưới ánh mặt trời.
Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào da để hạn chế nám sạm